Xây dựng là một trong những ngành làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, kéo theo sự phát triển của ngành xây dựng trong thời đại mới. Cùng TONA Corp điểm qua 7 xu hướng xây dựng quan trọng trong 2020.

1. Áp dụng máy bay không người lái vào xây dựng
Ngành xây dựng thường được cho là ngành áp dụng công nghệ chậm chạp nhất. Bởi chi phí để cập nhật và đầu tư công nghệ mới cực kì lớn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái để giám sát công trình, khảo sát địa điểm làm việc, và phát hiện sự cố trong xây dựng.
Việc áp dụng này không chỉ giúp các công trình được giám sát một cách tốt hơn so với phương pháp trước đây mà còn giúp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Ngoài ra, tất cả các vị trị dự án đều dễ dàng được theo dõi từ trên cao, giúp dễ dàng tạo ra kế hoạch hậu cần và xác định những khu vực có nguy cơ cao (ví dụ: Khu vực giao thông cao, giải phóng cần cẩu).
2. Áp dụng xây dựng xanh
Ngày nay con người ngày càng quan tâm đến môi trường trong quá trình sản xuất, xây dựng,… Do đó, ngành xây dựng bắt đầu mở ra xu hướng xây dựng xanh. Những xu hướng xây dựng xanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như: sử dụng các vật liệu tái chế, thân thiện môi trường; các thiết kế công trình hài hòa với môi trường thiên nhiên; hoặc thiết kế không gian mở.
Ngoài ra, xây dựng xanh không chỉ là xanh trong quá trình thiết kế và xây dựng. Xây dựng xanh còn được xem xét trong tất cả các giai đoạn của dự án. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì cho đến phá hủy.
3. Xây dựng theo module
Một phần của xu hướng mới trong ngành xây dựng là sự phổ biến của các dự án xây dựng theo mô hình đúc sẵn. Thị trường xây dựng mô-đun có tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 6,9%, được định giá lên tới 157 tỷ đô la vào năm 2023.
Thị trường xây dựng mô-đun đang tạo ra làn sóng trong ngành vì có ưu điểm xây dựng nhanh chóng, tiết kiệm một lượng thời gian và tiền bạc đáng kể vì các đơn vị được xây dựng ngoài địa điểm xây dựng. Các công ty không phải đối phó với các các rủi ro trong xây dựng như thời tiết hoặc thời gian làm việc hạn chế. Các đơn vị cũng có thể tái chế những mảnh vật liệu cuối cùng còn dư thừa. Điều này giúp cắt giảm chất thải và làm cho quá trình xây dựng bền vững hơn.
4. An toàn lao động
Đi kèm với lợi ích về kinh tế, các lợi ích về con người ngày càng được xem trọng hơn. Do đó, nhiều nhà thầu uy tín hiện nay thiết lập tiêu chuẩn và trang bị các phương tiện bảo hộ lao động hiện đại và chất lượng hơn.
Những đôi giày của công nhân xây dựng có thể được gắn các thiết bị theo dõi, giúp theo dõi được tình trạng của công nhân có dấu hiệu mệt mỏi hoặc tai nạn hay không. Hoặc những bộ đồ lao động được thiết kế đặc biệt giúp thấm ẩm tốt hơn và làm mát hơn. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng công nghệ giúp tăng cường sự an toàn lao động trong ngành xây dựng.
5. Giải pháp quản lý dự án
Cùng với sự phát triển về mặt quy mô và số lượng. Các dự án xây dựng ngày càng đòi hỏi sự chính xác trong quá trình quản lý. Do đó, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý dự án là không thể thiếu.
Các giải pháp quản lý dự án xây dựng hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Điều này mang lại không chỉ là sự chính xác trong quá trình quản lý dự án, mà còn giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí nhân sự cũng như thời gian thực hiện.
6. Tính bền vững
Mặc dù tính bền vững nghe có vẻ giống với xây dựng xanh. Tuy nhiên, tính bền vững trong xây dựng ngoài việc bảo tồn môi trường còn cân nhắc đến việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Ví dụ: áp dụng các thiết kế đặc biệt để tận dựng ánh sáng mặt trời thay cho ánh sáng từ đèn điện. Hoặc các thiết kế giúp kiểm soát nhiệt độ trong khu vực làm việc mà ít sự dụng các giải pháp như điều hòa điện.
7. Mô hình hóa thông tin xây dựng
Mô hình hóa thông tin xây dựng, hay BIM (Building Information Modeling) là một xu hướng xây dựng sẽ diễn ra vào năm 2020. BIM là cách thể hiện các tòa nhà, đường và tiện ích thông qua hình ảnh do máy tính tạo ra để giúp các nhà thầu hình dung được quá trình xây dựng trước khi tiến hành.
Ban quản lý dự án có thể hình dung một phần dự án trước khi bắt đầu công việc, họ có thể ước tính chính xác cần bao nhiêu vật liệu, tiến trình trong bao lâu… Khả năng trực quan này giúp tiết kiệm thời gian, nhân công và vật liệu cho một dự án. Một dự án xây dựng được thiết kế với BIM giúp Ban quản lý xác định được năng lượng cần sử dụng trong toàn bộ tòa nhà. Điều này giúp các nhà quy hoạch tối ưu hóa mức năng lượng để giảm chi phí dài hạn khi tòa nhà đi vào vận hành.
Nguồn: TONA tổng hợp